Cách bảo quản mật ong theo phương pháp bí truyền
Nếu là mật ong nguyên chất thì sẽ dễ bị giảm hoặc biến đối dưỡng chất hơn là những loại mật ong đã qua xử lý vì mật ong nguyên chất bao gồm những thành phần hoàn toàn từ tự nhiên. Mật ong nguyên chất rất dễ lên men khi gặp không khí. Đó cũng là lý giải tại sao để mật ong nguyên chất một thời gian có thể bị lên men, mở lắp chai hoặc khi lên men nhiều sẽ tạo khí ga đẩy bật nắp chai ra.
Mật ong lúc mới thu hoạch bao giờ cũng có màu nhạt và trong hơn. Đặc biệt là mật ong lấy từ hoa vải, nhãn thì thường nhạt màu hơn so với mật ong rừng, do ong rừng thì lấy từ nhiều loài hoa. Nhưng mật ong càng để lâu thì màu sẽ càng sậm lại.
Các bạn có thể bảo quản mật ong theo cách sau:
- Bảo quản mật ong bằng chai thủy tinh.
- Nút chai có thể làm từ xốp hoặc gỗ… phải đảm bảo nút chai phải đậy kín và không cho không khí vào trong chai. Không khí và nước có ảnh hưởng tới màu sắc và mùi vị của mật ong. Nhưng thông thường, người ta chuộng làm nút chai từ xốp hơn là gỗ vì nếu không chọn gỗ cẩn thận thì gỗ sẽ làm mật ong bị lây mùi và dễ bị hơi ẩm hơn.
- Cần để mật ong ở chỗ cao ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Tránh để mật ong tiếp xúc với không khí, hơi ẩm.
- Không để mật ong gần những thực phẩm có mùi thơm như gia vị, vì mật ong nguyên chất có xu hướng hút mùi thơm của những thực phẩm.
- Không nên để mật ong trong tủ lạnh vì có thể khiến mật ong bị kết tinh nhanh hơn. Nếu mật ong đã bị kết tinh, bạn có thể đặt chúng vào một nồi nước ấm, tuyệt đối không được sử dụng nước quá nóng. Nhiệt độ của mật ong nguyên chất không được vượt quá 27 độ C, lý tưởng nhất là từ 21 độ C đến 26 độ C.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét